3 BƯỚC PHỤC HỒI CÂY SẦU RIÊNG BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN HỮU CƠ

3 BƯỚC PHỤC HỒI CÂY SẦU RIÊNG BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN HỮU CƠ
17/04/2024
Đăng bởi: CSKH 3 TỐT

 

Cây sầu riêng bị suy yếu, vàng lá, héo rũ sau khi bón phân, rất có thể cây của bà con đang bị ngộ độc phân hữu cơ.

"Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cây trồng. Thường thì bà con thường có tâm lý rằng bón nhiều phân thì cây sẽ hấp thụ nhiều và phát triển xanh tốt, khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón, đặc biệt là phân vô cơ, có thể dẫn đến tình trạng phân bón tồn dư và gây ngộ độc cho cây trồng".

Vậy làm sao để biết cây trồng đang ngộ độc phân bón và sau đó phải xử lý như thế nào? Mời bà con cùng tìm hiểu cùng với Phân Bón 3 TỐT nhé!

I. Những dấu hiệu cho thấy cây sầu riêng đang ngộ độc phân bón

  • Lá cây có thể bị cháy, xoăn hoặc co lại. Khoảng cách giữa các lá thu hẹp và chúng có thể xít vào nhau.

(Hình ảnh sầu riêng ngộ độc hữu cơ khiến khoảng cách lá thu hẹp)

  • Lá cây sẽ có màu xanh bất thường hoặc bị vàng, và chúng có thể héo rũ khi nắng lên.
  • Khi ngọn cây bị ngộ độc phân bón hóa học, nó sẽ rụt rịt một cách bất thường. Điều này thường xảy ra khi phun quá nhiều phân bón lá, đặc biệt là phân hoá học.
  • Khi sử dụng phân bón hóa học dạng bón gốc, cây có thể bị ngộ độc và thể hiện qua độ pH cao hoặc thấp bất thường.

(Cháy lá do ngộ độc phân bón, đặc biệt là phân hoá học)

II. Biện pháp khắc phục tình trạng cây bị ngộ độc

Bước 1: Xả bớt chất độc còn tồn dư xung quanh rễ, đất

  • Đối với cây bị ngộ độc dinh dưỡng đa lượng: Trước hết ngưng ngay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (đặc biệt là phân đạm), đồng thời bà con nên tiến hành phun nước hoặc rửa nước, xối nước vào gốc để pha loãng chất độc.

(Hình ảnh tại một vườn sâu riêng bị ngộ độc đang phun nước để làm loãng chất độc)

  • Đối với cây bị ngộ độc vi lượng: Bà con vẫn tiếp tục xử lí như đối với cây bị ngộ độc dinh dưỡng đa lượng, sau đó thì có thể bón thêm vôi và lân. Việc bón vôi và lân giúp tăng pH, hỗ trợ giải độc cho cây trồng giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng.

Tuy nhiên với các vi lượng là Molipden, Clo thì việc nâng độ pH lên sẽ có tác dụng ngược lại khiến cây bị ngộ độc nặng hơn do khi pH lên trung tính hoặc kiềm thì hoạt động của 2 vi lượng này càng mạnh hơn.

(Hình ảnh rễ cây bị ảnh hưởng nặng do tồn dư chất độc quanh rễ)

Bước 2: Dùng các chất hỗ trợ giải độc cây trồng

  • Sử dụng các loại chất giải độc như Vitamin B12, Vitamin B1 (Thiamin) hỗ trợ phân giải các lượng tồn dư do phân bón hóa học, bà con pha theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bước 3: Dùng các dòng phân bón hữu cơ hỗ trợ phục hồi, tăng cường sức khỏe cây trồng

  • Dùng hoạt chất có nguồn gốc hữu cơ để cây trồng như Hữu cơ khoáng Super Strong, Dr Xanh, Amino axit 40, ... Tưới hoặc phun đều lên 2 mặt lá và thân cây, phun định kỳ 7 - 10 ngày một lần.

(Hình ảnh nông dân chụp cùng xô Super Strong & Dr.Xanh)

Bên trên là một số thông tin mà Phân Bón 3 TỐT muốn gửi đến cho bà con tham khảo để khắc phục tình trạng cây trồng bị ngộ độc do dinh dưỡng.

==>Bà con xem thêm video dưới đây để biết chi tiết nhé!

Nguồn: Phân bón 3 Tốt

Bà con có thể liên hệ ngay đến số hotline:
0886 577 757 để nhận được hỗ trợ kỹ thuật sớm nhất nhé!

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: